Bật mí 3 lưu ý quan trọng giúp bạn tăng điểm IELTS Listening
Phân biệt rõ “Test listening” và “Learn listening”
Nhiều học viên đang học nghe theo kiểu test listening, nói cách khác là các bạn cứ bật bài nghe lên, tích câu, rồi sau đó xem kết quả. Chắc chắn cách này sẽ không giúp bạn lên trình đâu, nó chỉ kiểm tra khả năng hiện tại của các bạn thôi.
Điều mà học viên phải làm là learn listening. Có 3 cái các bạn cần nhớ là Pronunciation, Grammar, và Listening variety.
- Pronunciation: Tại sao lại quan trọng, vì nếu gặp khó khăn với vấn đề pronunciation bạn sẽ khó để nắm bắt được âm của từ khi nghe băng. Việc luyện tập nắm bắt pronunciation của từ có thể luyện tập cùng với sự hướng dẫn của giáo viên để có thể luyện nghe từ đó ở những văn cảnh khác nhau, hoặc bạn nên tham khảo ở các trang từ điển online uy tín như oxforddictionaries.com
- Grammar: học viên cần lưu ý những cấu trúc ngữ pháp đặc biệt xuất hiện trong bài nghe, những cấu trúc ngữ pháp đặc biệt có thể làm người nghe bị lạc hướng. Các bạn có thể tự làm ở nhà bằng cách đọc script trước, gạch chân và tự tra các từ/cấu trúc chưa biết (kind of exhausting really).
- Listening variety: Các bạn cần phải nghe một bài nhiều lần, nhưng làm nhiều việc khác nhau. Lần 1 nghe chỉ để xem bài này đại khái nói về chủ đề gì, nội dung là gì thôi. Lần thứ hai, các bạn mới bắt đầu làm các bài dễ như điền từ, true/false/not given. Lần thứ ba, các bạn làm các bài liên quan tới “Đoán ý” của tác giả. Nói cách khác, mức độ khó phải tăng dần. Nếu bạn nào nghe hơi đuối thì cũng không cần vội phải làm bài ngay. Các bạn có thể cầm script, vừa nhìn vừa nghe 1 2 lần trước cho quen tai rồi sau đó mới bắt đầu làm mấy bước kia.
Có nên nghe BBC, CNN không?
Nếu bạn không còn nhiều thời gian thì câu trả lời là không nên. Hãy dành sức để luyện tập các bài nghe có kèm theo bài tập để nâng cao khả năng xử lý đề thi. Các kênh như BBC, CNN phù hợp với học sinh khá, những bạn đã nghe tương đối tốt và quan trọng là họ có thời gian. Khi nghe những cái này các bạn chỉ thuần dừng lại ở mức lấy thông tin, còn ngoài ra không hề có sự tương tác với bài nghe như là ý chính là gì, người nói có ý gì, và cũng ko có các bài tập kèm theo. Những nguồn như thế chỉ giúp bạn phần nào thêm kiến thức, chứ không nên dùng để Luyện IELTS Listening.
Bonus, mới đây có nguồn luyện nghe từ TED có kèm bài tập và script, nguồn này có thể phù hợp với học viên đang luyện thi cấp tốc, tham khảo tại: ed.ted.com
Nghe chủ động vs Nghe thụ động
Cũng như lưu ý thứ 2, đây là phương pháp không dành cho người cần gấp. Đừng mất công cắm tai nghe buổi đêm hoặc bật clip tiếng Anh khi bạn đang làm việc khác. Làm như thế bạn sẽ chỉ thấy đau đầu và mệt mỏi khi nghe tiếng Anh, và khi luyện nghe IELTS thì cảm giác mệt mỏi sẽ còn nhiều hơn nữa dẫn đến hiệu quả nâng điểm không cao.
Về mặt bản chất, passive listening giúp bạn làm quen với các sound pattern, và nó chỉ có tác dụng thực sự nếu như các bạn đã từng tương tác với các bài nghe đó trước rồi (theo các bước đề cập ở trên). Còn nếu không, kể cả bạn có bật nghe bài 100 năm trong giấc ngủ, kết quả bạn thu được vẫn là con số 0.
Nói tóm lại, không có con đường ma thuật nào giúp các bạn nâng trình listening được, ngoài việc học listening thực sự, nhưng lúc này, việc học là chủ động, theo từng bước logic một chứ không còn bị hiểu nhầm là test listening nữa.
Các bước nghe trên kia là theo đúng một procedure trong dạy listening được áp dụng trên toàn thế giới. Đã nhiều năm trôi qua rồi, procedure này vẫn gần như không thay đổi vì nó vẫn rất hiệu quả.